Hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Cho dù bạn đang sở hữu một cửa hàng hay một doanh nghiệp lớn hơn, nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng một hệ thống ERP phù hợp có thể giúp tăng năng suất của công ty bạn, giảm chi phí hoạt động và trong một số trường hợp còn giúp khẳng định thương hiệu của bạn. Đó là lý do tại sao ngày nay nhiều doanh nghiệp nhỏ chuyển sang ứng dụng giải pháp ERP. Nếu bạn muốn biết lý do tại sao các doanh nghiệp như doanh nghiệp của bạn nên sử dụng giải pháp phần mềm ERP (và nó có thể mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp của bạn), hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về những gì đang diễn ra những doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công nhé
Phần mềm ERP là gì?
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning, còn gọi là Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Cách hiểu đơn giản nhất ERP chính là phần mềm quản lý tất cả các quy trình kinh doanh cốt lõi như: Nhân sự, Kế toán tài chính, Bán hàng, Sản xuất, Chuỗi cung ứng, Dịch vụ,... ERP giúp quản lý hiệu quả tất cả các quy trình kinh doanh trong một hệ thống tích hợp.
Phần mềm ERP giúp liên kết các quy trình kinh doanh với nhau và cho phép trao đổi dữ liệu giữa các luồng công việc. Bằng cách thu thập dữ liệu hoạt động từ nhiều nguồn của tổ chức, hệ thống ERP loại bỏ trùng lặp dữ liệu và cung cấp tính toàn vẹn của dữ liệu với một nguồn thống nhất.
Xem thêm: Giải pháp Phần mềm ERP
Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP
Phần mềm ERP giúp giảm chi phí và điều hành doanh nghiệp và gia tăng số lượng khách hàng
Hệ thống ERP giúp nâng cao năng của nhân viên, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nghiệp bạn tiết kiệm được chi phí quản lý. Nhờ vận hành hiệu quả, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn, nhiều chiến dịch bán hàng được mở ra giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới, trải nghiệm khách hàng hài lòng, tạo nên nhiều khách hàng trung thành.
Phần mềm ERP đã trở thành một công cụ vô giá để giúp các doanh nghiệp hoàn thành mọi việc, giảm chi phí chung, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều tập trung vào các chức năng cốt lõi như dịch vụ khách hàng, quản lý hàng tồn kho và quản lý các hoạt động vận hành hàng ngày.
Phần mềm ERP giúp tăng doanh thu và lợi nhuận
Đáp ứng bán hàng nhanh chóng và hiệu quả, dịch vụ khách hàng xuất sắc và quản lý hàng tồn kho tối ưu là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện hiệu suất. Điều này có thể đạt được với một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mạnh mẽ.
Nhờ quản lý quy trình doanh nghiệp hiệu quả, ERP còn cung cấp cho cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, các báo cáo đáp ứng nhanh chóng, chính xác và kịp thời theo thời gian thực. Từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định tốt hơn, giúp đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cũng như thích ứng với sự thay đổi liên tục của hoạt động kinh doanh.
Phần mềm ERP đơn giản hóa quy trình quản lý doanh nghiệp
Phần mềm ERP mang lại lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó đơn giản hóa quy trình quản trị kinh doanh và đảm bảo tuân thủ theo quy định.
Báo cáo nhanh chóng giúp doanh nghiệp nắm rõ tình trạng hoạt động kinh doanh nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cho nhân viên và cả lãnh đạo doanh nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Lựa chọn phần mềm ERP phù hợp
- Có thể bạn cần tạo một nhóm tìm hiểu về ERP: doanh nghiệp bạn phải nắm chính xác yêu cầu của tổ chức và tránh bỏ sót những cân nhắc quan trọng khi lựa chọn hệ thống ERP. Tạo những yêu cầu ngay từ đầu có thể mất thời gian, nhưng về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được thời gian và nguồn lực.
- Xác định những gì bạn cần hệ thống ERP: Hãy tìm cách cân bằng những khó khăn hiện tại muốn giải quyết với các nhu cầu phát triển trong tương lai của bạn.
- Đánh giá phần mềm ERP: Có thể dựa trên các yếu tố như khả năng tùy chỉnh và các ứng dụng của phần mềm, hệ thống có hỗ trợ các loại báo cáo đặc thù của ngành bạn, khả năng linh hoạt và mở rộng trong tương lai của phần mềm,...
- Đánh giá nhà cung cấp phần mềm: Có nhiều nhà cung cấp trên thị trường, lựa chọn phần mềm ERP không chỉ dựa vào tính năng phần mềm, mà còn phải dựa vào kinh nghiệm tư vấn ERP theo góc độ nhà quản lý doanh nghiệp thì mới có thể thấu hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó xem xét thêm một số yếu tố như: kinh nghiệm triển khai, lĩnh vực chuyên môn, khả năng đáp ứng, phương thức triển khai phần mềm, hỗ trợ và đào tạo doanh nghiệp
Cài đặt phần mềm
Đây là công việc thông thường của các nhà cung ứng phần mềm ERP. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chọn phương thức lưu trữ đám mây nên việc cài đặt phần mềm dễ dàng, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản được phân quyền theo người dùng là đã có thể sử dụng.
Chuẩn hóa
Khi doanh nghiệp ứng dụng ERP, một lần nữa rà soát lại quy trình hoạt động, có thể dẫn đến tái cấu trúc lại quy trình tối ưu hơn. Bên cạnh đó dữ liệu cũng được sắp xếp lại, chỗ nào cần thêm và bỏ cần thiết, tiêu chuẩn hóa dữ liệu kinh doanh để đẩy lên hệ thống ERP.
Chạy thử
Trước khi đưa ERP vào hoạt động chính thức luôn phải chạy thử hệ thống,xem các tính năng có chạy đúng với mong muốn và yêu cầu hay không. Có cần bổ sung, chỉnh sửa gì không, đảm bảo hệ thống ổn định và đáp ứng.
Go-live
Các dữ liệu từ hệ thống cũ sẽ được chuyển sang hệ thống ERP mới, các phòng ban liên quan sẽ bắt đầu sử dụng phần mềm mới để sử dụng. Hệ thống giúp việc quản lý doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Đào tạo người dùng
Đơn vị triển khai ERP có nhiệm vụ đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm với sự hỗ trợ và quyết tâm từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Người nhân viên chính là người trực tiếp sử dụng phần mềm, nên việc quá trình đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên là điều quan trọng.
Theo dõi và cải tiến ERP liên tục
Trong quá trình sử dụng, nếu doanh nghiệp muốn điều chỉnh thêm thì có thể điều chỉnh, cải tiến. Khi doanh nghiệp phát triển hơn, yêu cầu nâng cấp và cải tiến để phù hợp hơn với sự phát triển và quy định là điều cần thiết.