Odoo - một nền tảng quản lý doanh nghiệp mã nguồn mở nổi tiếng đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Với tính năng đa dạng và khả năng tùy chỉnh cao, Odoo đã trở thành một công cụ quản lý toàn diện và mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Vậy Odoo là gì? Odoo có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn? Những ưu điểm và hạn chế của Odoo là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Odoo là gì? Lịch sử Hình thành và phát triển của Odoo
Odoo, trước đây được biết đến với tên OpenERP, là một hệ thống quản lý doanh nghiệp nguồn mở (ERP) phổ biến được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Được phát triển bởi Odoo S.A, một công ty có trụ sở tại Bỉ, Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng kinh doanh tích hợp như quản lý kho, tài chính, bán hàng, mua hàng, sản xuất, marketing, dịch vụ khách hàng và nhiều hơn nữa. Với sự linh hoạt và tính nhất quán, Odoo đã trở thành một giải pháp mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành của Odoo có nguồn gốc từ một dự án ERP nguồn mở mang tên TinyERP. Vào năm 2005, Fabien Pinckaers, người sáng lập Odoo, đã bắt đầu phát triển TinyERP nhằm cung cấp một giải pháp ERP hoàn chỉnh và linh hoạt cho các doanh nghiệp. Dự án đã nhanh chóng tăng trưởng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng nguồn mở.
Vào năm 2008, TinyERP đã được chuyển đổi thành OpenERP để thể hiện sự mở rộng và sự phát triển liên tục của nó. Với việc tăng cường tính năng và sự ổn định, OpenERP đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.
Năm 2014, Odoo chính thức ra mắt phiên bản Odoo 8, kết hợp các ứng dụng và tính năng mạnh mẽ, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng. Một trong những đặc điểm nổi bật của Odoo là giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện theo nhu cầu cá nhân.
Ngày nay, Odoo đã trở thành một trong những nền tảng quản lý doanh nghiệp nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới. Với hơn 5 triệu người dùng và cộng đồng lớn, Odoo cung cấp một hệ sinh thái mở rộng với hàng nghìn ứng dụng và module khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp.
Odoo không chỉ hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn phục vụ cho các tổ chức lớn và đa quốc gia. Với khả năng mở rộng linh hoạt, Odoo có thể được tùy chỉnh và mở rộng để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động, quản lý tốt hơn và nâng cao sự cạnh tranh.
2. Các Phiên bản của Odoo
Odoo Community (Phiên bản miễn phí)
Phiên bản Odoo Community là một phiên bản miễn phí của phần mềm mã nguồn mở Odoo. Được phát triển dựa trên cộng đồng nguồn mở cùng phát triển - tức là những nhà phát triển, những người quan tâm cùng đóng góp vào phát triển, chỉnh sửa để phần mềm được hoàn thiện hơn, nên ta có thể hiểu Phiên bản Community là tài sản chung của cộng đồng chứ không riêng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Phiên bản này đã bao gồm các tính năng cơ bản như mua hàng, bán hàng, CRM, kho, POS,... tuy nhiên vẫn còn các điểm hạn chế như hạn chế về tính năng nâng cao của phần mềm, không đi kèm với sự hỗ trợ kỹ thuật - người dùng phải dựa vào cộng đồng để và diễn đàn trực tuyến để tìm giải pháp cho những vấn đề kỹ thuật phát sinh, người cần có kiến thức kỹ thuật cao mới giải quyết được vấn đề phát sinh này.
Bên cạnh đó một số điểm hạn chế như khó nâng cấp phiên bản, thiếu hỗ trợ lưu trữ, không hỗ trợ phiên bản điện thoại và mobile app,...
Odoo Enterprise (Phiên bản trả phí)
Khác với phiên bản miễn phí, phiên bản Odoo Enterprise là phiên bản trả phí được ra mắt vào năm 2015, phiên bản này được tính phí dựa trên mỗi user sử dụng hệ thống. Phiên bản này cung cấp một hệ thống ERP được hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao bên trong hệ thống mà phiên bản Odoo Community không thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, vì quốc gia phát triển Odoo là tại Bỉ nên khi áp dụng cho các nước địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là:
Địa phương hóa quy trình và công việc: Odoo Enterprise đi kèm với các quy trình và luồng công việc chuẩn, tuy nhiên, chúng có thể không phù hợp với quy trình kinh doanh đặc thù của từng nước. Người dùng sẽ phải tùy chỉnh và điều chỉnh các quy trình và luồng công việc để phù hợp với yêu cầu địa phương.
Kế toán tài chính riêng cho mỗi quốc gia: Các quốc gia có các quy định và phương pháp kế toán khác nhau. Odoo Enterprise cung cấp một số thuật toán kế toán cơ bản, nhưng có thể không phù hợp hoàn toàn với quy định kế toán đặc thù của một số nước. Ví dụ như Odoo Enterprise chưa có Kế toán tài chính Việt Nam, vì vậy cần thực hiện các tùy chỉnh và điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của kế toán Việt Nam.
Hỗ trợ và đào tạo: Odoo S.A, nhà phát triển Odoo, có trụ sở chính tại Bỉ. Vì vậy sự hỗ trợ với từng quốc gia vẫn chưa đạt được mong đợi ở mức độ cần thiết đối với mỗi quốc gia. Điều này có thể gây ra một số khó khăn khi cần hỗ trợ và đào tạo tại địa phương, đặc biệt là khi cần giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
3. Giải pháp Odoo bên trong Odoo Enterprise
Phiên bản Odoo Enterprise được chia làm các phiên bản nhỏ để phù hợp với các doanh nghiệp có kích thước quy mô khác nhau mà vẫn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Odoo Online
Online Odoo là một phải pháp ERP phù hợp dành cho các doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng. Được Odoo quản lý và lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Dịch vụ này được cung cấp dưới dạng dịch vụ trả phí, người dùng sẽ trả một khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng. Tuy nhiên, tại phiên bản này, doanh nghiệp không thể chỉnh sửa hay thêm bớt bất kỳ module nào mà chỉ sử dụng các module với tinh năng có sẵn.
Odoo On-premise/ Odoo.sh
Odoo On-premise hoặc Odoo.sh cho phép bạn tùy chỉnh tính năng bên và module bên trong của Odoo Enterprise. Vì như đã đề cập bên trên là tùy thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp và doanh nghiệp mang tính địa phương hóa nên phiên bản gốc của phiên bản Enterprise chưa đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Phiên bản này sẽ không được Odoo hỗ trợ lưu trữ, vì vậy sẽ triển khai trên cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp sẽ nhờ các Đơn vị triển khai Odoo hỗ trợ lưu trữ, hỗ trợ kỹ thuật, tùy chỉnh tính năng,.. Và nhờ đó có thể phát triển Odoo đáp ứng với tùy quy mô, loại hình và đặc thù của doanh nghiệp.
Odoo Bisfast (Phiên bản nâng cấp)
Odoo Bisfast là hệ sinh thái ERP đã được nâng cấp từ Odoo với mục tiêu đơn giản hoá việc triển khai hệ thống ERP vào doanh nghiệp
Odoo Bisfast được cung cấp dưới dạng dịch vụ SaaS, bạn có được nhiều lợi ích khi sử dụng Bisfast thay vì các giải pháp khác:
- Sử dụng ngay các tính năng cao cấp, Bisfast có sẵn các tính năng mà Odoo gốc không có hoặc thiếu hụt như: Kế toán tài chính Việt Nam, nhân sự Việt Nam, Quản lý sản xuất chuyên nghiệp, Tuỳ chỉnh quy trình chuyên nghiệp, ...
- Không tốn chi phí cho máy chủ: Chi phí sử dụng Bisfast đã bao gồm máy chủ.
Không tốn chi phí bảo trì và vận hành máy chủ: Được vận hành và đảm bảo bởi Bisfast - Hỗ trợ người dùng 24/7: Đội ngũ của Bisfast sẽ đảm bảo bạn nhận được hỗ trợ 24/7 để hoạt động của bạn không bị gián đoạn.
- Dễ sử dụng: Bisfast có Hướng dẫn sử dụng ngay trong phần mềm ngay chỗ bạn cần.
- Chi phí thấp: Chỉ trả phí theo số lượng người dùng, sử dụng tất cả các tính năng
- Có thể tuỳ chỉnh theo yêu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp
4. Phần mềm Odoo có gì nổi bật ?
Với người dùng mạnh mẽ trên khắp thế giới, điều này đã chứng minh Odoo là một giải pháp quản lý doanh nghiệp đáng tin cậy và linh hoạt, cung cấp nhiều tính năng và lợi ích cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề. Với các đặc điểm nổi bật này, Odoo đã trở thành lựa chọn phổ biến cho việc tối ưu hóa quản lý và phát triển kinh doanh.
Quản lý Doanh nghiệp toàn diện
Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng các phần mềm rời rạc dẫn đến việc thiếu tính kết nối dữ liệu giữa các phòng ban. Nhờ module tích hợp, Odoo cung cấp một loạt các module quản lý doanh nghiệp tích hợp như quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho, quản lý sản xuất, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và nhiều hơn nữa. Các module này hoạt động liên kết với nhau, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Giao diện thân thiện với người dùng
Odoo có giao diện người dùng đẹp, trực quan và dễ sử dụng. Giao diện được thiết kế tối giản và tùy chỉnh linh hoạt, cho phép người dùng tùy chỉnh và điều chỉnh giao diện theo nhu cầu của họ.
Tính linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng
Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh và điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Người dùng có thể thay đổi cấu trúc dữ liệu, tạo ra các báo cáo tùy chỉnh, và tùy chỉnh quy trình làm việc theo yêu cầu riêng.
Bên cạnh đó, Odoo còn có hàng nghìn ứng dụng, đáp ứng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô. Nhờ vào cả sự linh hoạt mà Odoo có khả năng mở rộng để phù hợp với doanh nghiệp ở mọi quy mô.
Dễ dàng tích hợp
Odoo cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) mạnh mẽ, cho phép tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như trang web, cửa hàng trực tuyến, hệ thống thanh toán và nhiều hơn nữa. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo ra một môi trường kết nối mạnh mẽ.
Chi phí triển khai thấp
So với một số hệ thống ERP lớn trên thị trường quốc tế như SAP, Oracle thì tính năng đầy đủ nhưng chi phí triển khai rất lớn, thường phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn mới có khả năng chi trả. Vì vậy Odoo với chi phí khá thấp mà có nhiều tính năng đáp ứng cho quản lý doanh nghiệp, nên đây là lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Odoo có bảo mật không? Lý do tại sao Odoo là nền tảng an toàn nhất theo OWASP
5. Một số hạn chế của Odoo, liệu Odoo có dễ dàng ứng dụng cho quản lý doanh nghiệp
Bên cạnh những lợi ích và đặc điểm nổi bật của Odoo mang lại, thì Odoo vẫn còn một số hạn chế khi triển khai tại các nước sở tại.
Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa
Vì là hệ thống được phát triển chung bởi cộng đồng trên khắp thế giới và đội ngũ phát triển ở Bỉ nên khi triển khai Odoo tại Việt Nam còn nhiều khó khăn trong ngôn ngữ và họ chưa hiểu hết được môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Chưa có Báo cáo tài chính Việt Nam và Quản lý Nhân sự Việt Nam
Vì Odoo được phát triển chung cho cộng đồng thế giới nên báo cáo tài chính Việt Nam và Nhân sự Việt Nam với Odoo phiên bản gốc chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, Bisfast với nhiều năm kinh nghiệm triển khai cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, đã phát triển Kế toán và Nhân sự Việt Nam với nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu của nhiều doanh nghiệp trong nước tin dùng. Một số các tính năng nổi bật như Báo cáo tài chính Việt Nam theo thông tư, chấm công, tính lương, bảo hiểm, thu nhập,...theo quy định pháp luật Việt Nam
Điều này đã không còn là vấn đề băn khoăn của doanh nghiệp nữa.
Bisfast cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn triển khai ERP, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo người dùng. Doanh nghiệp bạn có thể yên tâm luôn được cập nhật dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đầy đủ, hỗ trợ liên tục và kịp thời. Với tính năng nâng cao và mở rộng của Odoo, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước với quy mô lớn, lớn sử dụng Odoo cho hoạt động kinh doanh trong nhiều năm qua và không ngừng phát triển quy mô, doanh số.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các giải pháp phần mềm trong nước. Tuy nhiên nhiều khách hàng phản hồi lại rằng sau một thời gian sử dụng các phần mềm này mặc dù có sự hỗ trợ về ngôn ngữ và kịp thời, nhưng tính năng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và khả năng mở rộng thấp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ các tính năng của các phần mềm này trước khi lựa chọn sử dụng cho doanh nghiệp của mình.
Kết luận
Odoo là một phần mềm quản lý doanh nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt, cung cấp các công cụ và tính năng đa dạng để quản lý các hoạt động kinh doanh với chi phí hợp lý. Giao diện người dùng trực quan, sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Việc ứng dụng, đào tạo Odoo đã dễ dàng hơn rất nhiều thông qua đối tác có nhiều năm kinh nghiệm triển khai cho các doanh nghiệp tại Việt Nam như Bisfast.
Nếu bạn còn câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy liên hệ với chung tôi qua infor@bisfast.com.